Nước mắt rơi rồi, đời sống này còn nhiều những nỗi buồn lớn.



Chiều ngồi nói chuyện với B trong thư viện, câu chuyện cứ thế trôi dài từ những lỡ lầm này đến lỡ lầm khác.

Từ những nỗi buồn, vì một lẽ gì không thể giải bày, đến khi thấy mình sắp vỡ, tất bật tìm ai đó nghe mình nói, để rồi nhận lại một nỗi buồn còn lớn hơn.

Giữa câu chuyện dài có những giọt nước mắt mà chính chủ nhân của chúng cũng không kịp nhận ra mình đang khóc. Gương mặt vẫn cứ ráo và đôi mắt vẫn cứ linh hoạt nhưng nước mắt thì đã lăn dài.

Anh muốn đưa tay lau nước mắt cho bạn anh nhưng lau làm sao cho hết, khi nước mắt ấy là nước mắt của những cảnh đời éo le, nước mắt ấy có lần đã lăn trên chính gương mặt mình.

Nắng chiều rọi vào thư viện, phản chiếu lên cái nhìn của B, có lẽ đó là một trong những khoảnh khắc mà cả đời này anh không thể nào quên.

Ở một phương diện nào đó B là chính những gì anh đang trải qua nhưng theo một cách khác, bởi anh biết kiềm giữ lòng mình, bởi anh đã thôi không còn lý tưởng hóa tình yêu, bởi anh là kẻ thực dụng nên anh không phải trực tiếp đối mặt với những mâu thuẫn.

Anh không phải lựa chọn bởi vốn dĩ từ lâu anh đã từ bỏ quyền được lựa chọn.

Anh không băn khoăn giữa gia đình và tình yêu bời từ lâu anh đã không còn yêu.

Anh không rối bời và phiền não bởi anh giữ mình bàn quan trước tất cả.

Theo một nghĩa nào đó, anh đã khép cửa lòng mình. Cô đơn nhưng yên ổn.

Anh chọn làm một kẻ hèn chối bỏ đời sống trong khi bạn anh đang hằng ngày đánh vật với nó để hai tay giữ lại cả tình yêu cả gia đình.

Tại sao anh phải đánh đổi như thế hay tại sao bạn anh phải trầy trật như thế? Phải chăng đó là cái giá người ta phải trả khi làm exception (bất đắc dĩ) của xã hội?

 


“Thông biết không thời gian này B trở thành một con ngốc dở hơi suốt ngày buồn khổ trong mắt mọi người.”

…………………………………………..

“Những điều thế này B không nói được với ai cả.”

………….. …. …

“B nghĩ Thông nên cưới B.”

… ?!

“Thông thấy những điều như thế có đau lòng không.”

Bạn anh ơi, đau đến tím tái cả ruột gan ấy chứ.

Này là nỗi đau “Ta là ai?”; này là nỗi đau “Ta nên sống thế nào?”; này là nỗi đau “Ta yêu được chứ?”; này là nỗi đau “Ta là đứa con mang những kỳ vọng lớn của gia đình?

Này là đau cho ta, này là đau cho người yêu thương ta và người ta yêu thương.

Này là đau trước những nỗi đau, này là đau cả khi hạnh phúc.

Đời ta sao chỉ toàn nỗi đau.

Đời ta là sao chỉ toàn bất hạnh.

Đành rằng lựa chọn nào cũng có đánh đổi nhưng đánh đổi cho mỗi lựa chọn của ta là quá lớn. Chọn kiểu nào ta cũng mất mát, chọn kiểu nào ta cũng chẳng làm sao có được một nụ cười nguyên vẹn.


[…

Câu chuyện lưng chừng thì B có điện thoại, một cuộc hẹn với đàn anh lớp trên để lấy tài liệu môn “Đường lối”.

Giọng nói và cách trả lời điện thoại rất ân cần, bao giờ cũng hết lòng vì người khác.

Nhận xong cuộc gọi thì B phải đi, chào tạm biệt anh, B bước khỏi phòng đọc buổi chiều. Nhìn theo phía sau B, anh chợt nghĩ có ai biết được đằng sau sự rạng rỡ của một cô gái hay cười kia là cả một bất hạnh lớn như thế.


[…

Khi đời sống là một nỗi buồn lớn, liệu ta nên cố nở nụ cười hay nên im lặng.

“Độc thoại” của Quốc Bảo mà Th gửi cho vẫn chạy repeat từ chiều trong lúc anh làm bài tập Forecasting in Business. Bây giờ mới để ý lời hát, yêu ấm, yêu rạo rực và yêu đầy quá. Thật xa xỉ.






Vinh Thong Nguyen

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s