Dating on 22nd November, 2010



Rate: +18


Lâu rồi không đi xem phim, tình cờ có một bộ phim thú vị, rất đúng gôut, lại là phim Việt.

Nên anh sẽ xem.


[…

Mọi người vốn dĩ không có thiện cảm với phim Việt, chê bai điện ảnh Việt, hay nói chung là cái gì Việt cũng thường bị đánh giá thấp mặc xác chất lượng của chúng như thế nào.

Thật tình anh hơi không khách quan lắm trong chuyện này, nhưng anh cứ thấy cái suy nghĩ ấy ấu trĩ và đáng thương thế nào.


[…

Như những người nha nhã nha nhã chê bai nhạc Việt, Ipod chất đầy nhạc USUK, K-pop, J-pop, … Mà hỏi ra thì ê hề, Pussycat Dolls xin thưa là nhạc thị trường ở bên ấy đấy ạ. Vậy mà có người vừa lắc lư lắc lư với mấy cô gái chân dài bôi dầu bóng, mồm vừa chê nhạc Việt không phải âm nhạc, nhạc Việt rẻ tiền.

Cá nhân anh vẫn phải khẳng định, nhạc Việt có những ca khúc rẻ tiền, thậm chí rẻ mạt. Nhưng đó là thứ mà nền âm nhạc nào cũng có. Cái đáng nói là chúng ta nghe có chọn lọc hay không.

Từ bỏ nhạc Việt để chạy theo USUK, K-pop, J-pop, … phải chăng là một sự thoái thác.

Khi chính những cá nhân ấy không có khả năng chọn lọc, và họ tìm đến thứ ngôn ngữ xa lạ nhằm bôi nhòa những giá trị trong âm nhạc để mặc nhiên cho rằng thứ họ đang nghe (mà chẳng mấy khi hiểu) là thời thượng, là hay ho, là cao cấp.

ÔI TRỜI!

Phải chăng chính họ bất lực trước những giá trị thật sự và bối rối vì sự ấu trĩ của mình vì thế tìm cách che đậy chúng.

Khi họ không cảm được Dương Thụ, không nghe được Quốc Bảo, không hiểu Lê Minh Sơn đang viết cái quái gì thì họ phớt lờ chúng, vờ như không biết tới. Và cùng lúc mang những thứ như Lê Kiều N, Ưng H P, Cao Thái S, Đông N, …ra để chê bai.

Thật buồn cười biết bao, rõ ràng những gì họ cảm nhận được, hiểu được chỉ là những thứ rác rưởi. Và họ mang cái mỹ cảm rác rưởi ấy của cá nhân họ khoát lên cho cả một nền âm nhạc.


[…

Lại nói chuyện phim Việt.

Hôm trước em gái anh một mực bảo anh phải ngồi coi Camp Rock 2 (The final jam) với con bé. Ừ thì xem, hai anh em ngồi coi đến hết.

Phim thú vị và dễ thương, xem rất thư giãn. Âm nhạc hay. Thế nhưng nghĩ lại xem, kịch bản rất sơ sài, tình tiết phim mang tính câu giờ, không có ý nghĩa. Chưa nói đến kết phim không có gì đặc sắc. Em gái anh và anh đã phải nhìn nhau “Ủa, hết rồi đó hả.”

Nếu xét ra thì Những nụ hôn rực rỡ hay hơn nhiều, nếu không muốn nói là rất rất nhiều, hay hơn về mọi mặt.

Còn Highschool musical 3 thì thôi rồi, em gái anh là fan ruột series Highschool mà còn bảo may mà chưa bỏ tiền đi vô rạp coi phim này, không thì tiếc chết.

Anh thích cảm giác khi coi phim Việt, dù từ những ngày đầu phim Việt có thể chưa hay nhưng cảm giác khi ngồi rạp xem một bộ phim Việt khiến anh thích thú.

Vì đó ít nhiều là những gì anh sống, là văn hóa của anh.

Sự điêu luyện trong diễn xuất và chuyên nghiệp trong cách làm của những phim nước ngoài, nhất là Holywood thì không có gì phải bàn rồi. Quá tuyệt.

Nhưng không có nghĩa là chúng ta quay lưng hoàn toàn với điện ảnh Việt như cái cách mà phần lớn người trong xã hội vẫn đang làm.

Có một điều phải thừa nhận là điện ảnh Việt đang lớn rất nhanh, từ những phim thương mại như Những cô gái chân dài, Những nụ hôn rực rỡ, Nụ hôn thần chết đến những phim nghệ thuật như Mùa len trâu, Chuyện của Pao, Chơi vơi, … Tất cả đều có chất lượng tốt nếu không muốn nói là cao. Thậm chí chẳng thua gì phim nhập.

Cũng giống như âm nhạc, cực đoan với điện ảnh Việt khiến người ta trở nên ấu trĩ vô cùng.








Vinh Thong Nguyen

4 thoughts on “Dating on 22nd November, 2010

  1. :D chắc em sẽ thấy chị đáng thương, dù chị hong hề ghét phin Việt, nhưng chị ko thích “Chơi vơi” :)

    • À, :D, dạ ko chị. Tất nhiên là về cụ thể từng phim thì cá nhân mỗi người có thể thích, ko thích. Cái em nói là những người quơ đũa cả nắm kìa, hìhì.

      Chị có định đi xem Cánh đồng bất tận ko, thấy phim dán mác 18+ nên em cũng hơi ngại (dù em đã gần 20)

Leave a reply to Phien Nghien x